Việc nhận biết dấu hiệu nâng mũi hỏng là điều rất quan trọng. Bạn cần phải nắm rõ về những dấu hiệu này để có thể tìm cách khắc phục sớm nhất có thể. Vì để càng lâu hệ quả càng khó lường và khó cứu chữa hơn bao giờ hết.
Dấu hiệu nâng mũi hỏng, bạn cần phải biết
Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào về mũi hỏng. Vì bạn sẽ không biết được mũi mình hỏng trong tình trạng nào. Do đó bạn cần phải nắm rõ những dấu hiệu dưới đây để có thể tìm cách khắc phục về tình trạng mũi hỏng mà mình gặp phải nhé. Cụ thể bao gồm những dấu hiệu phổ biến dưới đây:
Mũi bị lệch sóng, sóng mũi không thẳng
Một dấu hiệu nâng mũi hỏng dễ phát hiện đó chính là chiếc mũi của bạn bị lệch sóng sau khi nâng. Hình dáng của chiếc mũi bị siêu vẹo và lệch sang 1 bên nhìn rất kỳ cục..
Thời điểm biểu hiện mũi bị lệch sẽ thường khoảng 2 ngày từ ngày tháo nẹp băng. Theo các khảo sát, mũi độn có độ lệch trung bình cao hơn nữa (nếu hầu hết đều lệch về bên tay trái). Phần vẹo thông thường là 2/3 sống mũi dưới hoặc một bên cánh mũi.
Bóng đỏ đầu mũi
Bóng đỏ đầu mũi đầu mũi cũng là một hiện tượng khá phổ biến thường gặp trong dấu hiệu nâng mũi hỏng. Thường trong quá trình nâng mũi bóng đỏ đầu mũi là một phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên sau khoảng 1 đến 2 ngày không hết thì bạn cần phải cẩn thận. Kéo dài từ 5 đến 7 ngày đầu mũi bóng đỏ còn hình thức độn mũi đó là dấu hiệu mà bạn cần phải cẩn thận.
Thường thì phần đầu mũi sẽ sưng to, đỏ bóng hơn. Đặc biệt có thể nhìn thấy rõ mao mạch bên trong. Để càng lâu càng nguy hiểm, bạn cần phải hết sức lưu ý để có cách khắc phục càng sớm càng tốt.
Phần mũi bị lộ sóng
Không khác so với 2 dấu hiệu nâng mũi trên, việc phần mũi bị lộ sóng cũng là một trong những dấu hiệu nâng mũi hỏng. Phần mũi bị nhô lên, trồi lên quá cao khiến cho sóng mũi bị lộ. Điều này làm cho kết quả thẩm mỹ rất xấu và không được đẹp.
Nhiễm trùng mũi, sưng đỏ
Rất có thể phần mũi bị nhiễm trùng, sưng đỏ gây khó chịu cho cơ thể. Rất có thể hiện tượng này sẽ nhiễm trùng và lan truyền tại đầu mũi rồi lây lan qua hai bên cánh mũi. Biểu hiện thường thấy khoảng 1– 2 ngày viêm tấy, đầu mũi/sống mũi bắt đầu thâm đen và nổi mụn nước có mủ vàng bên trong cùng dịch mũi rỉ ra xung quanh.
Sau thời gian dài không được khắc phục phần mũi sẽ bị lở loét và chảy máu. Khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu đồng thời là bỏng rát xung quanh mũi. Đôi khi còn có thể gây nên mùi hôi rất khó chịu.
Phù nề vùng mũi
Một dấu hiệu mà nhiều người bị sau khi nâng mũi đó chính là phù nề vùng mũi. Các cấp độ sưng viêm cũng khá nhẹ kèm các đợt đau dữ dội. Thường điều này có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần sau nâng mũi.
Hiện tượng này sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu liên tục và đồng thời có hiện tượng đau nhức. Có khả năng động mạch trong mũi đã bị đứt hoặc vỡ do quá trình phẫu thuật.
Mũi bị đau kèm dịch tràn ra ngoài mũi
Phần mũi bị kèm dịch tiết nhiều sau khi phẫu thuật nâng mũi. Điều này là dịch tràn ra ngoài mũi và phần mũi bị đau. Để lâu dài sẽ bị nhiễm khuẩn và nếu để lâu vi khuẩn sẽ lan ra và có nguy cơ bị hoại tử.
Nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu mũi bị hỏng
Từ những dấu hiệu nâng mũi hỏng ở trên bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây nên mũi hỏng. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi hỏng mà bạn cần phải nắm rõ. Thông qua đó bạn cũng có thể tìm biện pháp khắc phục cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
Cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng
Khi tiến hành nâng mũi tại cơ sở kém chất lượng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mũi hỏng. Nếu một cơ sở thực hiện không đảm bảo trang thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Thì rất có thể dẫn đến nguy cơ nâng mũi bị biến chứng, bị hỏng và lỗi.
Công nghệ, kỹ thuật nâng mũi cũ
Công nghệ và kỹ thuật nâng mũi lỗi thời, lạc hậu thì dẫn đến kết quả mũi bị hỏng. Đó là điều khiến cho chiếc mũi của bạn bị ảnh hưởng và làm giảm tính thẩm mỹ vốn có. Chính vì vậy cần phải hết sức cẩn thận tham khảo thật kỹ lưỡng về kỹ thuật nâng mũi hiện đại, tiên tiến.
Chăm sóc sai cách sau hậu phẫu nâng mũi
Một nguyên nhân gây nên dấu hiệu nâng mũi hỏng phải phải kể đến chính là chăm sóc sai cách sau hậu phẫu. Không thể phủ nhận rằng quá trình chăm sóc sau hậu phẫu rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng và quyết định toàn bộ quá trình hồi phục của mũi. Nếu bạn không chăm sóc theo lời khuyên của bác sĩ sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến mũi bị nhiễm trùng gây sẹo. Song song với đó, bạn cũng cần đi đứng thận trọng, tránh va chạm hoặc tiếp xúc hay va đập. Vì điều này rất dễ làm cho mũi bị tổn thương hay mất sụn mũi.
Do quá trình nâng mũi
Không thể phủ nhận rằng quá trình nâng mũi không đảm bảo tuân thủ theo sự chuẩn hóa thì hiển nhiên cũng góp phần làm hỏng mũi của bạn. Thường thì dấu hiệu nâng mũi hỏng dễ nhận thấy nhất đó chính là mũi bị nhiễm trùng. Đó là do trong quá trình nâng mũi không được vệ sinh sạch sẽ cũng như khử khuẩn.
Sau bao lâu có thể nâng mũi sau khi mũi hỏng?
Sau khi biết tình trạng mũi bị hỏng thông qua các dấu hiệu nâng mũi hỏng thì bạn không thể nóng vội mà đi nâng mũi lại được ngay. Thời gian thích hợp nhất để nâng mũi lại thường là 3 đến 6 tháng. Tính từ thời điểm bắt đầu mũi bị hỏng. Bạn không nên nóng vội mà hãy chờ đợi khoảng thời gian đủ dài để đảm bảo cho kết quả mũi của bạn được tốt nhất.
Quy trình sửa lại mũi bị hỏng hiệu quả
Với các trường hợp nâng mũi hỏng sẽ được xử lý một cách hiệu quả tuân theo một quy trình nhất định. Dưới đây là quy trình sửa mũi hỏng hiệu quả. Sau khi thực hiện theo quy trình này dáng mũi của bạn sẽ được cải thiện nhất định.
Bước 1: Kiểm tra sức khoẻ hiện tại
Để sửa mũi hỏng cũng cần phải kiểm tra sức khỏe một cách tổng quát. Thực hiện các thao tác như nhịp tim, huyết áp và xét nghiệm khác. Bước quan trọng này nhằm tránh những rủi ro của quá trình phẫu thuật. Đối với nhóm khách hàng có tiền sử bệnh lý cần được đánh giá chặt chẽ hơn. Sau đó mới có thể kết luận là có đủ điều kiện để thực hiện sửa mũi hỏng hay không.
Bước 2: Thực hiện phẫu thuật sửa mũi hỏng
Dựa vào tình trạng mũi hỏng mà bác sĩ sẽ tiến hành kiểm chứng và khoanh vùng bị biến chứng rồi cố định tại vị trí đã phẫu thuật. Sau đó là dùng dung dịch chuyên biệt để vệ sinh mũi. Tiếp đó sẽ tiến hành điều chỉnh, tạo hình thông qua các thao tác và kỹ thuật để xử lý một cách triệt để tình trạng mũi hỏng, mũi lỗi.
Bước 3: Hướng dẫn và dặn dò sau khi sửa mũi hỏng
Khi phẫu thuật sửa mũi hỏng sau nâng thành công, bạn về phòng hồi sức để nghỉ ngơi. Sau khi sức khỏe đã hoàn toàn ổn định. Bạn có thể ra về với đơn thuốc đã được kê đơn bởi bác sĩ. Sau đó bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn và dặn dò của bác sĩ để đảm bảo kết quả được tốt nhất.
Điều cần lưu ý sau khi đã khắc phục mũi hỏng
Sau khi mũi hỏng đã được nâng lại bạn cần phải hết sức lưu ý. Vì lúc này mũi của bạn đã bị tổn thương nên rất nhạy cảm. Vì vậy bạn cần phải hết sức lưu ý thực hiện những điều như sau:
- Vệ sinh mũi thật cẩn thận bằng nước muối sinh lý theo đúng hướng dẫn của bác sĩ 2 đến 3 ngày 1 lần
- Không vận động mạnh và làm việc quá sức sau khi sửa mũi
- Bổ sung nhiều vitamin C từ rau củ quả, khoáng chất. Đồng thời cần phải kiêng và hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng gia cầm, thịt đỏ, thức ăn cay nóng, . ..
- Tuân thủ việc uống thuốc đủ liều lượng theo đơn được chỉ định
- Hạn chế đụng tay vào mũi, sờ hay đè lên mũi
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm tránh bụi bẩn và vi khuẩn thâm nhập vào mũi
- Che chắn và bảo vệ mũi trước ánh nắng mặt trời và tác nhân của tia UV
Từ bài viết trên bạn đã biết về các dấu hiệu nâng mũi hỏng rồi phải không nào? Hy vọng thông qua đó giúp bạn nhận biết chính xác tình trạng mũi hỏng và có biện pháp để xử lý sớm nhất.
BS. Phùng Mạnh Cường
Tác giả: Bác sĩ CKI Phùng Mạnh Cường là chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ uy tín tại Bệnh viện Thẩm mỹ GANGWHOO, có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thẩm mỹ và tu nghiệp nhiều năm tại Hàn Quốc.
Đặc biệt Bác sĩ Phùng Mạnh Cường đã nhận được rất nhiều thành tựu trong việc sửa mũi hỏng.
Xem thêm các bài viết Bs CKI Phùng Mạnh Cường