Nâng mũi mấy ngày tháo băng? Cách chăm sóc sau tháo nẹp

Nâng mũi mấy ngày tháo băng? Là thắc mắc của nhiều người sau khi nâng mũi. Theo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường, sau từ 4 – 5 ngày thì đã có thể tháo nẹp mũi.

Để giữ cho chiếc mũi mới được hình thành đẹp và chắc chắn, bác sĩ sẽ dùng nẹp định hình để cố định mũi sau khi nâng mũi. Người thực hiện cần phải chăm sóc mũi đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu có thể tháo nẹp sớm được không và thời gian tháo nẹp phụ thuộc vào yếu tố nào?

Bác sĩ giải đáp: Nâng mũi mấy ngày tháo băng?

Thời gian để tháo nẹp mũi sau khi nâng mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp phẫu thuật và khả năng hồi phục của từng người. Nếu bạn chỉ nâng mũi đơn giản, không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong mũi thì bạn chỉ cần mang băng, nẹp khoảng 3 – 4 ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn nâng mũi cấu trúc, phẫu thuật tạo hình mũi bằng sụn, có cắt xương và điều chỉnh dáng mũi nhiều lần, có can thiệp vào vách ngăn hay các phần khác của mũi thì bạn sẽ phải mang nẹp mũi lâu hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra hình dáng mũi của bạn vào ngày thứ tư sau khi phẫu thuật và cho bạn mang băng ép cho đến khi cắt chỉ, thường là 5 – 7 ngày.

Bác sĩ giải đáp: Nâng mũi mấy ngày tháo băng?
Bác sĩ giải đáp: Nâng mũi mấy ngày tháo băng?

Nẹp mũi có tác dụng giúp định hình và bảo vệ mũi khỏi các tác động bên ngoài. Nó cũng giúp mũi có hình dáng đẹp và không bị cong lệch. Bạn sẽ phải mang nẹp mũi từ 5 – 7 ngày hoặc hơn tùy theo tình trạng hồi phục của sống mũi.

Sau khoảng 1 tuần, bạn có thể quay lại trung tâm thẩm mỹ để làm sạch và tháo nẹp, cắt chỉ. Bạn sẽ cần khoảng 1 tháng để mũi hồi phục hoàn toàn và 3 – 6 tháng sau để mũi có dáng chuẩn và ổn định.

Xem thêm: Hút dịch sau nâng mũi có đau không

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tháo nẹp mũi 

Thời gian tháo nẹp mũi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Theo lý thuyết, nẹp mũi được gắn trong khoảng 5 – 7 ngày. Nhưng thực tế, mỗi người có thời gian tháo nẹp khác nhau. Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian tháo nẹp, đó là:

Kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật mũi

Bác sĩ phẫu thuật là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của ca nâng mũi. Nếu bác sĩ có kinh nghiệm và giỏi, sẽ thực hiện các bước bóc tách và đặt sụn chính xác, giảm thiểu tổn thương cho các mô xung quanh. Hơn nữa, bác sĩ giỏi cũng biết cách xử lý tốt những trường hợp khẩn cấp trong quá trình mổ.

Do đó, thời gian tháo nẹp và cắt chỉ có thể ngắn hơn so với quy định. Ngược lại, nếu bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm, chiếc mũi sẽ bị tổn thương nhiều do kỹ thuật. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, dáng mũi không như mong muốn. Ngoài ra, còn có thể xảy ra các biến chứng cần phải nâng mũi lại để sửa chữa.

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tháo nẹp mũi 
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tháo nẹp mũi

Phương pháp nâng mũi

Phương pháp nâng mũi là yếu tố thứ hai quyết định thời gian tháo nẹp. Thông thường các phương pháp ít xâm lấn, mổ kín như nâng mũi Hàn Quốc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi bán cấu trúc sẽ hồi phục nhanh hơn nên có thể tháo nẹp sớm. Ngược lại, nâng mũi cấu trúc, bóc tách sụn gây tổn thương nhiều cho bên trong và bên ngoài mũi, cần thời gian dài để ổn định nên việc tháo nẹp mũi cũng kéo dài hơn.

Cách chăm sóc sau nâng mũi

Cách chăm sóc là yếu tố cuối cùng quyết định dáng mũi sau nâng mũi có đẹp hay không. Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh mũi và chế độ ăn uống ở nhà. Nếu bạn tuân theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp quá trình lành vết thương diễn ra mau chóng, thời gian tháo nẹp cũng sẽ ngắn hơn.

Ngoài ba yếu tố trên, thời gian tháo nẹp mũi còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu cơ thể khỏe mạnh, thì thời gian tháo nẹp sẽ nhanh hơn. Nếu cơ địa kém, thì việc tháo nẹp sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Sau nâng mũi tháo nẹp sớm hơn được không?

Sau khi nâng mũi, bạn cần phải đeo nẹp để giữ cho mũi ổn định. Lý do là mũi vẫn còn rất nhạy cảm và sụn nâng chưa kết nối với các mô xung quanh, nên nẹp mũi sẽ giúp hỗ trợ cho sống mũi không bị lệch và biến dạng.

Tuy nhiên, nẹp mũi có thể gây ra những phiền toái cho bạn như ngứa rát, đặc biệt là khi trời nắng nóng. Do đó, không ít người mong muốn tháo nẹp mũi sớm hơn. Nhưng liệu nâng mũi tháo nẹp sớm có sao không?

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi, bạn không nên tự ý tháo nẹp mũi trước thời hạn. Thời gian tối thiểu để đeo nẹp mũi là 1 tuần. Nếu bạn tháo nẹp mũi quá sớm, khi mà mũi chưa hoàn toàn ổn định, sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài và làm cho mũi bị méo mó, vách ngăn bị lệch,… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, sau chưa đầy 1 tuần, mũi đã phục hồi tốt, bác sĩ sẽ kiểm tra và cho phép bạn tháo nẹp mũi mà không gặp vấn đề gì.

Có thể tự tháo băng nẹp mũi tại nhà hay không?

Nhiều người muốn biết liệu có thể tự mình tháo nẹp ở nhà hay không, bởi vì họ gặp khó khăn trong việc đến cơ sở thẩm mỹ để tháo băng nẹp vì lý do địa lý hay khác.

Thực ra, tháo băng nẹp không khác gì so với tháo một miếng băng dính thông thường, nên bạn có thể làm được ở nhà. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến ​​của bác sĩ để biết cách tháo băng và cách chăm sóc mũi sau khi tháo nẹp một cách an toàn. Nếu có thể, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ chuyên gia giúp bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra tình trạng mũi của bạn và xử lý kịp thời nếu có vấn đề gì.

Cách chăm sóc đúng cách sau khi tháo nẹp mũi 

Cách chăm sóc mũi sau khi tháo nẹp Sau khi loại bỏ thanh nẹp khỏi mũi, bạn đã vượt qua được một nửa quá trình phục hồi. Do đó, trong thời gian tiếp theo, bạn cần phải chú trọng đến việc tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.

Cách vệ sinh

Việc làm sạch da quanh mũi hàng ngày là cách hiệu quả nhất để loại bỏ hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua bước này nếu muốn vết thương nhanh chóng hồi phục.

Một số lưu ý khi vệ sinh khu vực mũi:

– Chỉ sử dụng bông y tế, tăm bông mới hoặc khăn mềm đã rửa sạch.

– Nên tự pha dung dịch muối, tránh dùng các loại thuốc sát khuẩn quá mạnh.

– Không dùng lá cây, hoặc thảo dược để rửa mũi.

– Thường xuyên vệ sinh mũi và các vùng xung quanh 2 lần/ngày. Lưu ý: Bạn không nên thực hiện việc vệ sinh quá thường xuyên bởi điều đó có thể làm tổn thương da, làm cho vết thương khó lành lại bình thường. Một số trường hợp còn có thể gặp phải tình trạng tăng cường bầm tím, ửng đỏ và nghiêm trọng hơn là sụn nâng bị tụt.

Chế độ ăn uống

Dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đạt được kết quả nâng mũi mong muốn. Bởi không chỉ có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chế độ ăn uống còn giúp giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật.

Trong đó, các món nên ăn:

– Thức ăn nhẹ để giảm áp lực lên các cơ mũi: khoai tây nghiền, soup, cháo…

– Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt: ngũ cốc, lúa mì, cam, táo,…

– Nhóm chống viêm giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho vết thương: bơ, dầu oliu, bông cải xanh, cà chua…

– Vitamin A và C giúp làm lành vết thương: rau củ màu đỏ, trái cây họ cam quýt.

– Giảm căng thẳng: các loại hạt, socola đen, trà hoa cúc.

– Các loại nước lọc và sinh tố (cần tây, dứa, đào). Mặt khác, những nhóm thực phẩm “kiêng kỵ”:

– Món cứng và dai có thể gây sưng phù: khoai tây chiên, lòng lợn, dưa chuột…

– Món cay và nhiều axit có thể gây xuất huyết và nổi mẩn đỏ.

– Thức ăn quá nóng hoặc lạnh có thể làm tăng đau nhức.

– Đồ mặn có thể làm tăng sưng và viêm, kéo dài thời gian hồi phục vết thương.

– Món gây dị ứng, nóng trong, nổi mủ và bầm: thịt gà, thịt bò, hải sản,…

– Dựa vào những gợi ý trên, bạn nên lập kế hoạch ăn uống theo từng ngày, đảm bảo đủ dinh dưỡng và ăn đúng giờ. Nhờ đó giúp cho mũi sớm có dáng đẹp, tiết kiệm thời gian kiêng cữ và tránh khỏi các nguy cơ nguy hiểm. Những chú ý khác Ngoài những vấn đề liên quan đến vệ sinh và ăn uống, bác sĩ còn khuyến cáo các khách hàng sau nâng mũi cần điều chỉnh lại cách sống của mình sao cho phù hợp hơn.

Xem thêm: Sau nâng mũi bao nhiêu ngày có thể rửa mặt

Những điều nên làm:

– Gối cao đầu, đệm xung quanh mặt khi ngủ.

– Chườm đá nếu cảm thấy sưng và khó chịu.

– Ngủ 8 tiếng và nghỉ ngơi 5-6 tiếng, đi lại nhẹ nhàng 10”.

Những điều cần tránh: Hoạt động thể chất quá sức, làm mất sức: chạy nhảy, bơi lội.

– Tránh vận động cơ mặt nhiều: nhai, nói chuyện, hắt xì, cười lớn.

– Tắm nóng, làm việc tiếp xúc với nhiệt cao.

– Sờ, nắn, ép hay gãi ngứa… khi mũi còn yếu.

– Đeo kính gây “gánh nặng” lên sống mũi.

Hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi: nâng mũi mấy ngày tháo băng? Cũng như hiểu rõ hơn về tác hại của việc tháo nẹp nâng mũi quá sớm. Để đảm bảo chiếc mũi của bạn được đẹp như mong muốn, bạn cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Thời gian tháo nẹp chỉnh hình sẽ phụ thuộc vào tình trạng phục hồi của mỗi người. Bạn không nên vội vàng mà hãy kiên trì chờ đợi đến khi bác sĩ cho phép.

5/5 - (1 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ






Nâng mũi giảm giá cực sốc
0931.780.090 Tư vấn miễn phí